Chuyện về ông “Vua thợ mộc” Trịnh Hữu Ngọc

“Ngay việc khắc họa những bộ bàn ghế để sản sinh ra sản phẩm đã xứng đáng ghi danh ông là người có tài. Tên tuổi ông Trịnh Hữu Ngọc, chủ xưởng mộc Mémo chuyên sản xuất bàn ghế kiểu mới mà mọi người đều biết đến. Riêng tôi tâng bốc ông lên làm vua”-Cụ Nguyễn Bá Đạm.

 

Trịnh Hữu Ngọc (1912-1997) là một họa sĩ,một nhà thiền sư,một nhà thiết kế nội thất với thương hiệu nội thất MEMO lừng danh đầu thế kỉ 20, là người truyền cảm hứng đến thế hệ nghệ sĩ ngày nay. Những tác phẩm và quan niệm sống của ông đã đem lại những ảnh hưởng lớn về cách sống, sự lựa chọn và tư duy nghề nghiệp.Ông có hơn 600 tác phẩm hội họa, một số tác phẩm thiết kế đồ gỗ đã đi vào lịch sử.

Giai đoạn sáng tác: 1935-1991

Các tác phẩm chính:”Vịnh Hạ Long” (1953),”Con thuyền hàng xóm” (1974),”Mít và chuối” v,v…

Tranh của Trịnh Hữu Ngọc thường thể hiện những đề tài rất gần gũi, mộc mạc với cuộc sống làng quê Hà Nội lúc bấy giờ, như hoa cỏ, trái cây, làng mạc. Ông yêu những sự vật, những khung cảnh quen thuộc, giản đơn.

Dưới đây là lời kể dí dỏm và đầy tình cảm của cụ Nguyễn Bá Đạm về Cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc :

“Chẳng hiểu cưa bào, tràng đục ông sử dụng có thành thạo không ? mà tự nhận mình là anh thợ mộc. Ngay việc khắc họa những bộ bàn ghế để sản sinh ra sản phẩm đã xứng đáng ghi danh ông là người có tài. Tên tuổi ông Trịnh Hữu Ngọc, chủ xưởng mộc Mémo chuyên sản xuất bàn ghế kiểu mới mà mọi người đều biết đến. Riêng tôi tâng bốc ông lên làm vua.

Khi tỉ tê câu chuyện ông kể với tôi rằng: năm 1952 lúc đó Thẩm Hoàng Tín đang làm Thị trưởng thành phố Hà Nội có com măng đặt tôi làm một số bàn ghế dùng cho công sở. Khi đó trong -xưởng của tôi ở 19 phố Hàng Buồm có mấy chục thợ làm. Công việc làm ăn cũng suôn sẻ nên cũng có đồng ra đồng vào.

Thế rồi năm 1954 tiếp quản thủ đô. Ít lâu sau cải tạo công thương nghiệp tôi trở thành trắng tay. Tôi có hai ngôi nhà một bên phải và một bên trái ở phố Quan Thánh giữa là đường xe điện. Năm 1972 Mỹ ném bom trúng ngay vào ngôi nhà hai tầng phía bên trái, “thế có chó không?”.

Bàn thấp và tủ phòng khách
Đồ nội thất phòng họp
Đồ dùng nội thất được thiết kế riêng cho khách hàng từ 1952 bởi Cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc

Ông là nhà kinh tế giỏi, nhưng thời cục không chiều ông đành chịu bó tay thất thủ. Chán cảnh phồn hoa ông tìm mua được một mảnh đất ở Quảng Bá cạnh Hồ Tây làm nơi ẩn dật. Quảng Bá lúc bấy giờ xung quanh còn là đồng ruộng, người ở thưa thớt, trước nhà cách mấy chục mét có một ngôi chùa. Đi sâu vào trong độ 500m là Phủ Tây Hồ. Ông dựng một gian nhà để ở, còn vợ con ông vẫn ở phố Quan Thánh.

Ngôi nhà của ông tựa như cái lều chăn vịt, tuy có lớp ngói đấy, trên nền đất cao, bước lên nhà như lên một cái dốc. Trong nhà thì lỉnh kỉnh bày biện nhiều thứ, sử dụng nó làm nhà ăn, vừa là buồng ngủ vừa là nhà bếp. Trong nhà cũng lát nền gỗ để lấy chỗ ngồi, xe đạp thì bỏ một xó, con chó Nhật thì nằm một nơi. Chiếc giường nằm của ông cũng kiểu cách khác lạ. Góc tường dựng độ ba bốn chục bức tranh sơn dầu vẽ tĩnh vật và phong cảnh đem úp vào nhau. Khi muốn cần xem thì giở ra từng bức. Sau khi xem xong lại xếp lại như cũ. Đặc biệt có bức tượng đồng của George Khánh khắc họa lại hình ảnh của ông Victor Tardieu là ông thầy đã dạy ông về môn hội họa.

Trước khi bước ra khỏi nhà ông đều mặc comple, thắt cà vạt, nay giản dị nhiều, mùa hè thì cởi trần mặc chiếc quần lửng dài quá đầu gối. Đầu có lúc để một nhúm tóc buộc túm lại như củ hành; có khi lại cạo trọc lốc đầu như ông sư. Trông ông giống như ông Thánh Gandhi bên Ấn Độ.

Ông còn bà chị tu đâu ở chùa Kim Lũ (làng Lủ) thỉnh thoảng ông lại tới thăm.

Người bạn thân nhất của ông là Công Văn Trung, một họa sĩ khóa đầu tiên cùng với Lê Phổ và Nguyễn Phan Chánh. Hai ông thường đi xe đạp đến thăm nhau. Ông có tặng cho ông Trung bộ “Tứ bình” sơn mài vẽ bốn cô tố nữ gẩy đàn, thổi sáo, đánh xênh khổ 80 x30 x bốn bức.

Tính tình ông Trịnh Hữu Ngọc là người cởi mở, rất chân thật…

Đến chơi ở Tây Hồ, thấy ông thót bụng ngồi thiền. Cũng có lúc đang nói chuyện cao hứng ông trồng cây chuối, đầu chui xuống đất chân chổng lên trời. Tôi đùa nói “sao ông lắm nghề thế”… nào là nghề thiền, nghề trồng cây chuối, nghề thổi cơm, nghề cạo nồi, nghề thợ giặt, nghề cạo đầu, nghề thợ vẽ, nghề thợ mộc… Ông hì hì cười “ấy là nhờ trời có thương mới được”.

18/7/2018
Nguyễn Bá Đạm

 

Dưới đây là hình ảnh về một số tác phẩm để ta hiểu thêm về người họa sĩ tài hoa này:

Bài viết được biên tập dựa trên nguồn tư liệu tham khảo và hình ảnh từ Tạp Chí Mỹ Thuật,https://anninhthudo.vn và http://vovworld.vn , sách “Trịnh Hữu Ngọc những tác phẩm còn lại”/2017/ Trịnh Lữ/Nhà xuất bản Mỹ Thuật.

Category: Nội Thất | Added by: kenrymax (25/12/2018)
Views: 606 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
ble" width="100%" border="0" cellpadding="2" cellspacing="1">
Tên *: Địa Chỉ Mail:
Mã Bảo Vệ *: