menu
person

KÍCH THƯỚC BAREM TRONG XÂY DỰNG
Barem là một từ gốc tiếp Pháp tên là "barème" nó có nghĩa tiếng việt là thang điểm, bảng tính sẳn...Còn Barem mình dùng ở đây là một thuật ngữ của dân làm nghề dự toán, kỹ sư xây dựng, giám sát... sau một thời gian chinh chiến trên công trường họ mới đúc kết kinh nghiệm làm việc của mình để cho ra các tiêu chuẩn, quy cách, kích thước, khối lượng...mang tính chất ước lượng gần đúng chính xác 99% nhằm giải quyết nhanh các vấn đề mà không cần một chuỗi các công thức tính toán phức tạp để cho ra kết quả.

Các kích thước barem này đặc biệt phù hợp với các bạn trẻ làm nghề kiến trúc & nội thất vốn rất yếu về phần kết cấu và M&E, mặc dù trong quá trình ngồi ở giảng đường đại học cũng có học qua nhưng do chưa có kinh nghiệm thực tiễn và va chạm nghề nghiệp nên chưa nắm vững được phần này.
A/ KÍCH THƯỚC BAREM TRONG KẾT CẤU :
1. CÔNG THỨC TÍNH TỈ TRỌNG CỐT THÉP :
Tỉ trọng = Kg / md Trong đó :
- Kg là đơn vị tính khối lượng của thép.
- md là chiều dài 1 mét của thanh thép.
Bảng tra tỉ trọng cốt thép trong sách kết cấu của PGS. Vũ Mạnh Hùng như sau :


Khi học ra trường rồi không phải bạn kỹ sư nào cũng nhớ hết bảng tra tỉ trọng cốt thép ở trên, do đó nếu ra công trường bạn gặp phải trường hợp chủ đầu tư hoặc sếp của bạn yêu cầu tính khối lượng thép nào đó cần phải mua mà bạn không nhớ tỉ trọng của nó để tính toán thì bạn áp dụng các công thước sau đây :
- CÁCH 1 : tìm tỉ trọng cốt thép bất kỳ khi biết tỉ trọng thép cụ thể của một loại thép nào đó từ đó quy ra tỉ trọng các loại thép còn lại.

Ví dụ : bạn đã biết tỉ trọng của thép Ø6 là 0,222 (dễ nhớ nhất) muốn tìm tỉ trọng của thép Ø12 thì áp dụng công thức trên như sau : 0,222 : 36 x (12 x 12) = 0,88799 => tương đương với bảng tra tỉ trọng của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở trên (sai số không đáng kể).
- CÁCH 2 : tìm tỉ trọng cốt thép bất kỳ khi biết kích thước đường kính thép mình cần tìm.

Ví dụ : bạn cần tìm tỉ trọng của thép có đường kính là Ø12 thì áp dụng công thức trên như sau : (12 : 2)² : 40,55 = 0,88779 => tương đương với bảng tra tỉ trọng của PGS. Vũ Mạnh Hùng ở trên (sai số không đáng kể).
- Còn đối với thép tấm và thép hình ta có công thức sau :
Diện tích x chiều dày (0.000) x 7850 Trong đó khối lượng riêng của thép tấm là 7850 kg/m³ (7,85 tấn/m³)
a. CÁCH TÍNH ĐỘ DÀI BẺ ĐẦU CU ĐÊ CỦA MỖI LOẠI THÉP :

Thông số bẻ đầu cu đê dưới đây chỉ thích hợp với thép tròn trơn, với thép gân nhà thầu thi công chỉ bẻ ke vuông góc vì thép khá cứng.

- Cách bẻ uốn thép dầm vào đoạn giao của cột btct :

- Công thức tính cách bẻ uốn thép thông dụng trong các dầm đà và cột bê tông cốt thép :

- Chiều dài đoạn nối thép nằm trong vùng bêtông chịu nén :

b. CÁCH BỐ TRÍ THÉP TĂNG CƯỜNG ĐÀ :

- Gối : Lo/4 (tính từ tim cột). - Bụng : Lo - 0.3Lo (trừ 2 mép trong cột 0.15Lo x 2 theo hình minh họa trên) - Trong đó Lo được tính từ tim cột đến tim cột.- Nếu đúng chuẩn thì phải bẻ thép theo dạng vai bò để chống lực cắt xiên, nhưng với qui mô nhà phố thì thường các thầu xây dựng bỏ qua kiểu bẻ này vì khá phức tạp trong việc lắp đặt thanh thép.
c. CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN :
- Thép sàn được bố trí theo kiểu đan vuông góc với nhau và nằm sát mép dưới của bê tông sàn. Trong tính toán thường dùng thép Ø6. Tùy theo chiều dài và chiều rộng của sàn mà ta có khoảng cách đặt thép khác nhau.

- Bố trí thép theo phương ngắn có khoảng cách a=120
- Bố trí thép theo phương dài có khoảng cách a=150
- Bố trí thép mũ theo phương ngắn có khoảng cách a=100
- Bố trí thép mũ theo phương dài có khoảng cách a=120
- Khoảng cách bố trí giữa các thanh thép mũ cấu tạo là 250 và dùng sắt Ø6.

Thép mũ cấu tạo này có tác dụng giữ cho các thanh sắt mũ không bị xô lệch.
- Thông thường để cho chắc các nhà thầu dùng thép Ø8 với khoảng cách a=200 để bố trí thép sàn, còn thép mũ thì dùng Ø10 vì trong quá trình bô sắt & đổ bê tông các người thợ hay đi qua lại đạp lên thép mũ làm cho nó bị cong xẹp xuống nên dùng thép Ø10 sắt gân làm mũ sẽ an toàn do cứng hơn.
d. CÁCH TÍNH CHIỀU DÀI SẮT CHỜ :
Khi thi công đổ cột bê tông thì lúc cắt thép đứng chịu lực bao giờ người thợ làm sắt họ cũng chừa dư ra 1 đoạn thép để đổ bê tông nối cột ở tầng lầu tiếp theo. Thông thường trong cột bê tông sẽ có 4 cây thép này và kích thước chiều dài phần sắt chờ sẽ tính từ mặt sàn hay mặt đà bê tông trở lên. Theo kinh nghiệm thi công thì barem sẽ là :
- Sắt chờ cột cổ móng : 1000 - Sắt chờ cột trên sàn : 600
- Còn theo công thức tính toán thì xem hình minh họa bên dưới :

- Chiều dài đoạn nối thép ở hình minh họa trên áp dụng cho tiết diện cột giảm dần theo số tầng cao của công trình. Còn chiều dài nối thép thông thường thì theo hình dưới đây :

- Chiều dài đoạn nối thép trên là không thay đổi cho các tầng khác nhau.
e. CÁCH TÍNH SỐ LƯỢNG ĐAI THÉP SÁT 2 BÊN VỊ TRÍ DẦM GIAO NHAU :
- Hình minh họa dưới đây có thép vai bò ghi là 2Ø16 dùng để chịu lực cắt xiên thường được các nhà thầu thi công bỏ qua trong thi công nhà phố vì khó bẻ và khó bố trí trong dầm. Có lẻ theo họ khả năng chịu tải của nhà phố không lớn lắm nên ít bị tác động đến lực này. Hồi trước mình thấy người ta hay dùng sắt vai bò này chứ không có bố trí thép tăng cường gối và bụng giống như hiện nay.

Chỗ giao nhau giữa 2 dầm chính và dầm phụ hoặc vị trí cấy cột trên dầm chính thì theo barem sẽ bố trí thép đai là 5Ø8 với khoảng cách đặt là cách nhau 50.
f. CHIỀU DÀY LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ CỐT THÉP :
- Nhằm bảo vệ cho thép không bị gỉ sét người ta thường tính toán tiết diện khung thép nhò hơn tiết diện lớp bê tông bao bên ngoài nó và bề dày khoảng cách từ mép bê tông này đến mép ngoài của thép được qui định như sau :

- Khoảng cách a ở trên là đối với cốt thép chịu lực hoặc cột dầm có tiết diện lớn, còn tính luôn cốt thép đai thì khoảng cách từ mép đến mép đúng chuẩn là 25.
- Khoảng cách giữa các thanh thép đặt trong dầm đà :

g. CÁC CÁCH BỐ TRÍ THÉP TRONG THI CÔNG :
- Cách bố trí thép tại vị trí sàn consol :

- Cách bố trí thép tại các vị trí chừa lỗ thoát sàn :

- Cách bố trí thép đà lanh tô đặt trong tường xây dày 100 và tường xây dày 200 :


2. CÁCH TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG MỘT SỐ VẬT TƯ THÔNG DỤNG THEO BAREM :

- 1m³ bêtông nặng 2,5 tấn đổ được 10m² sàn bê tông dày 100.
a. Tính toán khối lượng gạch xây :
- 1m² gạch đinh có 108 viên - 1m² gạch ống có 64 viên
b. Tính toán khối lượng Xi măng, cát, đá :
- 1 bao xi măng dùng được cho 16~17m² tường xây => 1m² tường xây dùng khoảng 3kg ximăng
- 1m³ tường dày 100 xây gạch thẻ có : 1300 viên gạch, 60kg ximăng và 0,22 m³ cát.
- 1m³ tường dày 100 xây gạch ống có : 700 viên gạch, 50kg ximăng, 0,2 m³ cát
- 1m³ tường dày 200 xây gạch ống có : 650 viên gạch, 63kg ximăng, 0,25 m³ cát
- 1m² trát vữa tô tường dày 15, mác 75 có 6kg ximăng và 0,02 m³ cát (dày khoảng 2 tấc trong 1 ô vuông 1m x 1m)
- 1m³ bêtông đá 40 x 60 mác 100 có 212 kg ximăng (tương đương 4 bao + ¼ bao) và 0,5m³ cát.
c. Tính toán khối lượng sơn :
- Bột chét mastic: 1,2 kg/m² tường. - Sơn dầu: 5 - 7m² / kg
- Sơn nước: 45 ~ 50m2 / thùng 5 lít
- Sơn nước 110 ~120m² / thùng 18 lít - (Chiều cao tường : 4) + (diện tích nền : 4) => số kg vôi phải mua.
d. Cách dùng sô, thùng, chậu... đo lường mác hồ vữa và bê tông :

Lường theo tỷ lệ : xi măng / cát / đá = 1 / 2,5 / 5
- 1m3 bêtông đá 10 x 20 mác 200 có : 6 bao xi măng tương đương (0,25m³ xi măng), 0,47 m³ cát và 0,85 m³ đá 1 x 2 Lường theo tỷ lệ : xi măng / cát / đá = 1 / 2 / 3,4 - Hồ 4 mác 100 (4 cát +1 xi măng) => 320kg xi măng tương đương 0,27m³ và 1,06m³ cát
- Hồ vữa 5 mác 75 (5 cát +1 xi măng) => 0,2m³ xi măng và 1,1m³ cát
- Hồ vữa 7 mác 50 (7 cát +1 xi măng) => 180kg xi măng tương đương 0,15m³ và 1,1m³ cát
3. CÁCH TÍNH KHỐI LƯỢNG SẮT TRONG 1 MÉT KHỐI BÊ TÔNG :
- Đơn vị tính là Kg. Cách tính này phù hợp cho người làm nghề tính khối lượng dự toán để ước lượng gần đúng nhằm tính toán nhanh khi có yêu cầu mà không cần phần mềm dự toán chuyên nghiệp.

4. CÁCH TÍNH TIẾT DIỆN DẦM ĐÀ KHI BIẾT KHẨU ĐỘ BƯỚC CỘT :
Phù hợp với dân kiến trúc khi thiết kế mặt bằng, chiều cao mặt cắt nhà, còn đối với dân thiết kế kết cấu thì họ sẽ có nhiều cách quy đổi tiết diện dựa vào đường kính và số lượng thép bố trí trong dầm đà.

- khẩu độ 4m trở xuống => kích thước dầm 200 x 300.
- khẩu độ 4,5m - 5,5m => kích thước dầm 200 x 350.
- khẩu độ 5,5m - 6m => kích thước dầm 250 x 400.
- khẩu độ 6,5m - 7m => kích thước dầm 300 x 450.
- khẩu độ 7,5m - 8m => kích thước dầm 300 x 600.
- khẩu độ 8,5m - 10m => kích thước dầm 400 x 800.
B/ KÍCH THƯỚC BAREM TRONG CẤP THOÁT NƯỚC :
1. CÁCH TÍNH ĐƯỜNG KÍNH ỐNG THOÁT NƯỚC KHI BIẾT DIỆN TÍCH THOÁT NƯỚC :

2. KÍCH CỠ CÁC LOẠI ỐNG THƯỜNG DÙNG TRONG CẤP THOÁT NƯỚC NHÀ PHỐ :
- Ống cấp từ đồng hồ vào bồn nước : Ø27.
- Ống cấp từ máy bơm nước lên bồn nước trên mái nhà : Ø27.
- Ống cấp đứng từ bồn nước mái xuống tầng dưới : Ø42 giảm dần còn Ø32, các ống nhánh nằm ngang Ø27, đến thiết bị là Ø21.
- Ống cấp nước nóng đứng từ máy năng lượng mặt trời xuống tầng dưới : Ø32 giảm dần còn Ø25, các ống nhánh nằm ngang và đến thiết bị là Ø20.
- Ống thoát bồn cầu là Ø90.
- Ống thoát sàn là Ø60.
- Ống thoát lavabo là Ø42 & Ø34.
- Ống thoát chậu rữa chén là Ø42 & Ø34.
- Ống thoát hơi từ hầm phân đi lên là Ø34.
- Ống chính thoát nước tầng trệt là Ø114.
C/ KÍCH THƯỚC BAREM TRONG NGÀNH M&E :

1. CÁCH TÍNH CÔNG SUẤT MÁY LẠNH KHI BIẾT THỂ TÍCH PHÒNG :
- Máy lạnh 1 ngựa (1 Hp) = 9000 Btu cho phòng 36m³. => kích thước phòng vào khoảng rộng 3m x dài 4m x cao 3m
- Máy lạnh 1,5 ngựa (1,5 Hp) = 12000 Btu cho phòng 54m³. => kích thước phòng vào khoảng rộng 5m x dài 4m x cao 3m
- Máy lạnh 2 ngựa (2 Hp) = 18000 Btu cho phòng 72m³. => kích thước phòng vào khoảng rộng 5m x dài 5m x cao 3m
2. CHIỀU CAO LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN :

- Cao độ chuẩn của công tắc là 1300 tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ công tắc.
- Cao độ chuẩn của các ổ cắm thông thường là 300 tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ ổ cắm.
- Cao độ chuẩn của các ổ cắm trên tủ đầu giường là 650 tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ ổ cắm. (Vì tủ đầu giường hay còn gọi là bàn đêm có cao độ khoảng từ 450-500).
- Cao độ chuẩn của các ổ cắm trên bàn bếp là 1200 tính từ mặt bếp hoàn thiện đến mép đáy của mặt nạ ổ cắm. Bạn cũng có thể canh theo mép gạch men ốp tường cho dễ cắt gạch nhưng phải đủ cao hơn chiều cao nồi đặt trên bếp.
3. CÔNG SUẤT TIÊU THỤ GIỮA BÓNG ĐÈN LED - BÓNG ĐÈN COMPACT VÀ BÓNG SỢI ĐỐT :
- Từ khi bóng đèn led xuất hiện cho đến nay hầu như nhà nào cũng đều dùng nó thay thế cho bóng compact vì tiết kiệm điện hơn, nhưng ai cũng nghe truyền miệng chứ chưa biết nó tiết kiệm hơn bao nhiêu. Bảng so sánh công suất giữa các bóng đèn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Đèn LED là từ viết tắt của Light Emitting Diode (đi ốt phát ra ánh sáng). Ánh sáng của đèn led được đo bằng thang đo nhiệt độ màu Kelvin (K) và được chia làm 3 mức độ như sau:
- Nếu sữ dụng cho căn hộ, nhà ở và biệt thự gia đình thì chọn loại bóng led có ánh sáng màu trắng ấm với thông số nhiệt độ màu Kelvin dao động từ 2.700 K đến 3.500 K.
- Nếu sữ dụng cho văn phòng, cửa hàng, phòng hội thảo thì chọn loại bóng led có ánh sáng màu trắng tự nhiên và trắng lạnh với thông số nhiệt độ màu Kelvin dao động từ 4.000 K đến 6.000 K.
- Nếu sữ dụng cho nhà máy sản xuất cần độ sáng cao thì chọn loại bóng led có ánh sáng gần màu xanh với thông số nhiệt độ màu Kelvin dao động từ 6.000 K đến 8.000 K

Link nguồn : http://www.kichthuoc.xyz/2017/12/kich-thuoc-barem-trong-xay-dung.html
Category: Sổ Tay Hành Nghề | Added by: kenrymax (05/04/2018)
Views: 2609 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *: