Kienviet.net – Khôi phục lại giá trị của nhà 17BR là dự án thú vị của văn phòng kiến trúc ONG&ONG mới gửi tới Kiến Việt. Nhà 17BR là một shophouse (1) Peranakan(2) được xây dựng trong khoảng năm 1900 – 1940. Chủ nhà muốn cải tạo tổ ấm của mình với yêu cầu bảo tồn và phục hồi được giá trị lịch sử, trước sự thay đổi của xung quanh giống như không gian dành cho văn phòng. Thông tin dự án: Tên dự án: 17BR-House Thiết kế: ONG&ONG Chủ nhiệm dự án: Diego Molina, Maria Arango Địa điểm: Singapore Chiến lược thiết kế Dự án 17BR-House với chiến lược thiết kế nhằm bảo tồn giá trị lịch sử của ngôi nhà hơn trăm năm tuổi. Tại tầng 1, Kiến trúc sư bố trí một sân trong để có thể tận dụng ánh sáng mặt trời và không khí lưu chuyển tự do trong toàn bộ ngôi nhà. Một bức tường cây được bố trí, kết hợp với thảm cỏ ngay biến sân trong thành một khu vườn cổ kính. Không gian này tạo sự tập trung về mặt thị giác cho tầng đầu tiên. Các không gian kết nối mở, không có sự xuất hiện của bức tường phân chia, giải pháp này tạo sự liền mạch tối đa giữa các chức năng trong ngôi nhà (không gian chuyển tiếp từ nhà bếp phía sau, tới khu vực sinh hoạt ở phía trước, chủ nhà có thể quan sát con trẻ chơi ở phía trước trong khi nấu ăn ở bếp). Bố trí không gian chức năng Nhắm tối đa hóa lưu thông theo chiều đứng, một cầu thang xoắn ốc được bố trí liên tục tất cả các tầng, tuyến này kết thúc bởi một cửa sổ trên trần mái. Cửa sổ trần mái này vừa là điểm kết thúc của tuyến giao thông, đồng thời cung cấp ánh sáng tự nhiên cho tầng gác mái. Tầng 2 bao gồm 2 phòng ngủ, dùng chung 1 phòng tắm, một hành lang dài với giá sách và không gian dùng lưu trữ, trưng bày. Điểm kết của hành lang là một ban công mở kết nối với không gian xanh thông tầng. Tầng trên cùng của ngôi nhà là một phòng tắm lớn kết nối với phòng ngủ bằng một tuyến hành lang sử dụng sàn lát đá vôi. Điểm giao giữa cầu thang và phiến đá bố trí một bàn chức năng nhỏ, tạo thành điểm nhấn- giao giữa 2 trục cao độ khác nhau. Giải pháp sử dụng ánh sáng tự nhiên được thể hiện rõ nét qua cách xử lí không gian của phòng tắm và ban công tầng 2. Khối phía sau của công trình bố trí một nhà bếp, khu dịch vụ, hồ bơi dài 7 mét, sử dụng gạch lát sàn bằng kính truyền thống, một “bản sao” cầu thang xoắn ốc được đặt ở đây, gợi tả lại những hình ảnh cũ của shophouse, Xử lí mặt tiền Mặt tiền của công trình sử dụng cửa Pintu Pagar(3), cách họa tiết đi theo cấu trúc cũ, cửa sổ cao bố trí ở tầng 2 và việc sử dụng gạch phủ men thạch cao hoàn thiện đã tạo ra một mặt tiền truyền thống hoàn hảo. Căn nhà là kết của của quá trình thiết kế hiện đại kết hợp tư tưởng bảo tồn sâu sắc, xứng đáng là một di sản văn hóa sống có giá trị cả tinh thần lẫn vật chất. Chú thích: shophouse (1) : Nhà ống kết hợp giữa chức năng ở và kinh doanh (khái niệm shophouse tương tự khái niệm về nhà ống phố cổ, tuy nhiên khác nhau về mặt địa lí, chính sách nên bề rộng của shophouse thường lớn hơn nhà ổng phố cổ – thường là 6-8m thay vì 3m như nhà ống phố cổ của Việt Nam. Peranakan(2) : Tên riêng – tạm dịch là phố người gốc Hoa, khu vực này bao gồm các gia đình người Hoa di cư tới, quần cư lại. Pintu Pagar(3) : Tên gọi của loại cửa truyền thống (cửa cổng kết hợp tường tạo, hoặc cửa cố định) Xem đầy đủ ảnh trong bài tại đây: Biên tập: KTS Thái Linh – Kienviet.net | |
| |
Views: 736 | |
Total comments: 0 | |