Những độ dốc trong nhà phố
Một số bạn đọc nêu lên những bất tiện như thường bị thấm dột; ra vào tầng hầm phải... cúi đầu; bước lên các bậc thang lầu cảm thấy mau mệt và nặng nề; tắm mới 5 phút mà dưới chân đã ngập nước...

Một nguyên nhân của những bất tiện đó là do căn nhà không có một độ dốc hợp lý. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu, công ty Tỷ Lệ Vàng tư vấn về yếu tố này qua những con số của độ dốc.

Ðộ dốc mái

Tùy theo lợp tôn, ngói mà mái nhà có độ dốc thích hợp. Với mái tôn, dộ dốc tối thiểu là 10% (tỷ lệ độ cao trên chiều dài là 1/10) và 30% đối với mái lợp ngói. Thiết kế mái ngói, độ dốc của viên ngói sẽ thấp hơn độ dốc mái. Nếu thiết kế thấp hơn độ dốc tối thiểu, nước mưa có thể len vào nhà qua những chỗ ghép ngói và gây dột.

Ðộ dốc xuống tầng hầm

Tùy thuộc vào chiều dài của con dốc để đưa ra độ dốc này bao nhiêu và độ dốc này tối đa là 20% để khỏi phải đi xuống quá gắt. Nếu nhà có chiều sâu dành cho tầng hầm thì thiết kế dốc thoai thoải xuống sẽ nhẹ nhàng hơn. Áp dụng cho nhà phố, biệt thự thì độ cao thông thủy (từ điểm sàn đến trần hay đà) tối thiểu là 2,2m.

Ðộ dốc sàn mái bê tông, sàn vệ sinh...

Việc thoát nước cho mái bằng, sàn quan trọng, độ dốc tối thiểu là 0,5% (5mm/1.000mm). Tuy nhiên, độ dốc này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa thế và còn ảnh hưởng đến thao tác thi công của người thợ. Nếu diện tích bề mặt sân, sàn quá lớn, phải tách ra làm nhiều hướng thoát nước để nước rút nhanh. Hoặc loại sàn bê tông có âm hay không, nếu không ta phải chú ý đến cốt sàn của phòng và tính toán một khoảng cao an toàn trong trường hợp nước bị ứ đọng, không thoát kịp.

Ðối với nhà vệ sinh, vì diện tích nhỏ và để nuớc thoát nhanh, nên tạo dốc 1-2%; đồng thời, miệng thu nước đặt thấp hơn sàn (tại vị trí đó) khoảng 10 mm.

Ðộ dốc cầu thang

Theo nguyên tắc: 2h + m = 65cm. h là độ cao bậc thang, m là chiều rộng mặt bậc. 65cm là một bước chân thoải mái của người bình thường. Thực tế, độ cao bậc thang thường từ 16-18cm và mặt bậc là 25-30cm là chấp nhận được. Ðộ cao bậc cao hơn 18cm sẽ làm người đi mau bị mỏi chân.

Mái và cửa mái   (Trích TCVN 4604 : 1988)

2.31. Tuỳ thuộc vào vật liệu lợp và độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau :
- Mái lợp fibrô xi măng từ 30 đến 40%;
- Mái lợp tôn múi từ 15 đến 20%;
- Mái lợp ngói từ 50 đến 60%;
- Mái lợp tấm bê tông cốt thép từ 5 đến 8%.

2.32. Đối với nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8% phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt nên lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.

2.33. Tuỳ theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu của công nghệ mà mái nhà sản xuất nhiều nhịp được phép thiết kế thoát nước bên trong, hoặc bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước chung của xí nghiệp. Thoát nước mà bên trong cần dùng hệ thống máng treo hoặc dùng ống dẫn nước xuồng mương nước trong phân xưởng. Mương thoát nước nhất thiết phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép và tháo lắp thuận tiện.

2.34. Đối với nhà sản xuất một nhịp có chiều rộng không lớn hơn 24m khi chiều cao cột nhà nhỏ hơn 4,8m cho phép nước mà chảy tự do, khi chiều cao cột nhà từ 5,4m trở lên phải có hệ thống máng dẫn xuống đất.

2.35. Trong nhà sản xuất nếu có cửa mái hoặc mái dật cấp mà chiều cao chênh lệch giữa hai mái lớn hơn hoặc bằng 2,4 nhất thiết phải có máng hứng và ống thoát. Nếu chiều cao nhỏ hơn 2,4m cho phép nước chảy tự do nhưng phải có biện pháp gia cố phần mái bên dưới trong phạm vi nước xối.

Chú thích:
1) Khi mái lợp bằng fibrô xi măng dật cấp từ l,8 đến 2,4m thì dọc phần mái dưới chỗ giọt nước rơi phải có hai lớp fibrô xi măng chồng lên nhau.
2) độ dốc của mái thoát nước lấy từ 0,0I đến 0,03


2.36. Tuỳ theo yêu cầu của công nghệ, hướng của nhà có thể thiết kế các loại cửa mái như: chồng diêm, chữ M, răng ca v.v...
Cửa mái hỗn hợp vừa chiếu sáng, vừa thông gió, phải lắp kính thẳng đứng. Chỉ cho phép lắp kính nghiêng khi có luận chứng hợp lí.

Chú thích :
1) Khi lắp kính chỉ dùng kiểu cửa mở phía dới hoặc cửa lật, không được dùng kiểu cửa mở phía trên.
2) Nếu yêu cầu công nghề cần chống ẩm ướt cao cần bố trí thiết bóng mở hàng loạt từ dưới sàn.


2.37. Chiều dài của cửa mái không được lớn hơn 84 m. Cửa mái nên đặt lùi vào một bước
cột cách đầu hồi nhà.
Chú thích : Nên bố trí cầu thang chữa cháy lên ngang chỗ ngắt quãng giữa hai cửa trời.

2.38. Đối với nhà sản xuất có một hoặc hai nhịp khi dùng chiếu sáng tự nhiên qua các mặt tường mà vẫn bảo đảm yêu cầu và không có thiết bị toả nhiệt: hơi ẩm hoặc chất độc thì không được làm cửa mái.

2.39. Đối với nhà sản xuất có sinh nhiều nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc cần bố trí cửa mái thông gió, khi chỉ có yêu cầu thông gió, đồng thời có mái đua chống mưa hắt, thì không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống. Chiều cao của khoảng trống lấy từ 0,15 đến 0,3m. 

Góc chống mưa hắt không lớn hơn 15 độ đối với nhà sản xuất kị nước mưa. Trường hợp nhà sản xuất kị nước mưa hoặc ở khoảng trống bố trí nan chớp nghiêng thì góc chống mưa hắt của mái đua phía trên có thể tăng đến 450. Các nan chớp không được làm bằng vật liệu dễ vỡ.

2.40. Cửa mái phải lắp kính cố định, phần dưới để hở, phần trên có mái đua. Tỉ lệ các phần này được xác định bằng tính toán. Từ vĩ tuyến 18 bắc trở xuống phần kính của mái phải thiết kế chống nắng trực tiếp.

Chú thích:
1) Phải có biện pháp làm vệ sinh cho cửa mái, trong trường hợp cửa mái phải tránh gió lùa.
2) Các tấm chắn gió để tăng hiệu ứng đối lưu và hút gió nên làm bằng tấm fibrô xi măng tấm nhựa hoặc tôn tráng kẽm. Kết cầu phải chịu được gió bão.


2.41. Chiều dày của kính cửa mái không được nhỏ hơn 3mm. Trong các phân xưởng cần có cầu trục cầu treo phải lắp lưới bảo vệ kính. Chiều rộng lưới bảo vệ nhỏ nhất là 0,7m khi kính lắp thẳng đứng và bằng hình chiếu bằng của khung cửa khi khung cửa

Category: Sổ Tay Hành Nghề | Added by: kenrymax (22/11/2013)
Views: 9840 | Rating: 4.5/2
Total comments: 0
ble" width="100%" border="0" cellpadding="2" cellspacing="1">
Tên *: Địa Chỉ Mail:
Mã Bảo Vệ *: